Chia sẻ Bộ Flashcard Tiếng Anh Cho học sinh Lớp 3,4,5, mỗi một flashcard tiếng Anh cho từng lớp bao gồm 20 đơn bị học bài (từ Unit 1 – 20). Có thể nói Flashcard (thẻ đọc tiếng Anh) là cách học từ vựng tiếng anh kinh điển, ít có phương pháp nào học từ vựng mà hiệu quả và nhớ lâu như phương pháp này, đó là cách học lặp lại liên tục các hình ảnh, từ vựng cho đến khi não bộ ghi nhớ được chúng. Phải nói rằng đây là phương pháp cực kỳ đơn giản mà lại hữu ích cho các bé. Thông qua bộ Flashcard này sẽ giúp các em học sinh tiểu học mở rộng một cách hiệu quả vốn từ vựng của mình.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao Flashcard là phương pháp học từ vựng hiệu quả, chúng ta cùng điểm qua 3 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc 1 question – 1 answer (1Q-1A): Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của flashcard. Một flashcard chỉ được phục vụ 1 mục đích duy nhất (ví dụ: học nghĩa của từ). Một mặt là câu hỏi (từ muốn học), một mặt là câu trả lời (nghĩa của từ). Chính sự tập trung và đơn giản đó tạo nên hiệu quả vượt trội so với các phương pháp khác. Việc nhìn và đoán nghĩa ở mặt câu hỏi (mà không có câu trả lời sẵn) sẽ kích thích não bạn cố gắng đoán nghĩa, nhớ ra nghĩa từ đó trước khi bạn lật ra mặt sau tìm câu trả lời. Chính hoạt động cố gắng đoán nghĩa, nhớ ra nghĩa này sẽ giúp não bạn nhớ từ một cách chủ động và tăng khả năng ghi nhớ từ tốt hơn.
Nguyên tắc 2: nguyên tắc active recall và spaced repetition:
Trong một cuộc thí nghiệm vào năm 2008, 2 nhà khoa học người Mỹ là J.D.
Karpicke và H.L. Roediger đã chứng minh được rằng sau quá trình học, nếu
không có những hoạt động nhắc nhớ thường xuyên sẽ khiến cho não bộ
nhanh chóng quên đi và kiến thức gần như biến mất hoàn toàn.
Active Recall là một nguyên tắc hoạt động bằng cách gợi nhớ lại những kiến thức và thông tin đã có nhằm củng cố trí nhớ dài hạn. Đối với thông tin cần ghi nhớ, bạn phải học lại, ôn lại nhiều lần để đưa thông tin vào vùng trí nhớ dài hạn nhằm ghi nhớ lâu dài hơn.
Active Recall là một nguyên tắc hoạt động bằng cách gợi nhớ lại những kiến thức và thông tin đã có nhằm củng cố trí nhớ dài hạn. Đối với thông tin cần ghi nhớ, bạn phải học lại, ôn lại nhiều lần để đưa thông tin vào vùng trí nhớ dài hạn nhằm ghi nhớ lâu dài hơn.
Khắc phục tình trạng trên, phương pháp học tập ứng dụng nguyên tắc active recall giúp bạn có thể ghi nhớ hiệu quả và chính xác thông tin mà bạn cần.
Tuy nhiên, việc ôn đi ôn lại nhiều lần cũng cần có phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, cần áp dụng nguyên tắc Spaced Repetition của tiến sỹ Pimsleur. Tức là ngoài việc ghi nhớ nhanh một từ và lặp lại nhiều lần, theo nguyên tắc Spaced Repetition thì những lần lặp lại đó cần rơi vào những mốc thời gian xác định để việc ghi nhớ đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Các mốc thời gian ôn lại quan trọng do tiến sỹ Pimsleur đề xuất là 5 giây, 25 giây, 2 phút, 10 phút, 1 tiếng, 5 tiếng, 1 ngày, 7 ngày, 25 ngày, 4 tháng, 2 năm. Nhưng để đơn giản hơn, bạn có thể ôn tại các mốc trong ngày – 1 ngày sau đó – 7 ngày sau đó.
Với nguyên tắc này, bạn không cần phải học gạo ngày này qua ngày khác mà chỉ cần ôn tại những thời điểm nhất định. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và học hiệu quả hơn.
Các mốc thời gian ôn lại quan trọng do tiến sỹ Pimsleur đề xuất là 5 giây, 25 giây, 2 phút, 10 phút, 1 tiếng, 5 tiếng, 1 ngày, 7 ngày, 25 ngày, 4 tháng, 2 năm. Nhưng để đơn giản hơn, bạn có thể ôn tại các mốc trong ngày – 1 ngày sau đó – 7 ngày sau đó.
Với nguyên tắc này, bạn không cần phải học gạo ngày này qua ngày khác mà chỉ cần ôn tại những thời điểm nhất định. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và học hiệu quả hơn.
Nguyên tắc 3: nguyên tắc liên tưởng của Tony Buzan
Trong cuốn sách “Làm chủ trí nhớ của bạn”, Tony Buzan có đề cập đến nguyên lý liên tưởng (liên kết các sự vật, sự việc với nhau, tìm hiểu hay dự đoán một vấn đề trước khi giải quyết) sẽ giúp não bộ chúng ghi nhớ nhanh hơn, kĩ hơn và lâu hơn.
Dựa trên nguyên lý này, để việc học từ vựng đạt được hiệu quả tốt nhất thì flashcard phải có 2 thành phần quan trọng sau: hình ảnh minh họa: hình ảnh sẽ kích thích bán cầu não phải hoạt động và hỗ trợ cho việc ghi nhớ tốt hơn, ngữ cảnh (câu ví dụ): câu ví dụ có thể giúp chúng ta có thể dự đoán được nghĩa của từ, cũng như biết được cách sử dụng từ, tình huống sử dụng từ.